Màng graphene giúp tạo ra micrô tĩnh điện nhạy hơn

Danh sách các thuộc tính đáng chú ý không ngừng tăng lên của graphene đã chứng kiến nhiều ứng dụng tiềm năng sâu rộng được đề xuất cho vật liệu kỳ diệu này nhưng việc trình diễn thực tế về công dụng thế giới thực vẫn còn ít ỏi. Nhưng điều đó có vẻ đang dần thay đổi. Sau một bóng đèn được làm từ graphene nhắm đến phát hành thương mại công bố đầu năm nay thì mới đây các nhà khoa học vừa phát triển được một chiếc micrô tĩnh điện dựa trên graphene có độ nhạy vượt trội hơn micrô thông thường.

graphene-condenser-microphone-1

Một chiếc micrô chứng minh khái niệm được xây dựng từ một màng graphene cho thấy nhạy hơn micrô thông thường (Ảnh: Shutterstock)

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Belgrade ở Serbia bắt đầu bằng cách cấy một màng graphene dày khoảng 60 lớp lên một chất nền lá nicken sử dụng quy trình lắng đọng hơi hóa học. Sau đó họ khắc axit loại bỏ lá nicken và đặt màng graphene còn lại trong một vỏ micrô để đóng vai trò là màng rung trong micrô tĩnh điện vốn chuyển đổi âm thanh thành dòng điện.

Vỏ này là loại được sử dụng trên micrô có kết cấu dựa trên nicken tiêu chuẩn để cho phép so sánh công bằng giữa 2 mẫu. Các nhà nghiên cứu phát hiện micrô dựa trên graphene nhạy hơn đến 15 dB ở các tần số lên đến 11 kHz so với một chiếc micrô thương mại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho hay các mô phỏng họ tiến hành đối với một một màng graphene dày 30 lớp, về lý thuyết có thể đàn hồi hơn nữa, gợi ý rằng độ nhạy có tiềm năng sẽ tăng mạnh lên đến phần siêu âm của phổ âm thanh.

Tác giả nghiên cứu Marko Spasenovic cho biết: “Chúng tôi muốn chỉ ra rằng graphene tuy là một vật liệu tương đối mới nhưng có tiềm năng cho các ứng dụng thực tế. Với trọng lượng nhẹ của nó, độ bền cơ học và tính linh hoạt cao, graphene hứa hẹn sẽ được sử dụng làm một vật liệu màng âm thanh”.

Tuy nhiên, Spasenovic lưu ý rằng micrô của nhóm chỉ là bằng chứng khái niệm do khó khăn liên quan đến việc sản xuất graphene. Nhưng với những bước tiến dài chóng vánh trong lĩnh vực này, phiên bản micrô của ông với độ nhạy cao hơn và chi phí thấp hơn không chóng thì chầy sẽ thành hiện thực.

Nguồn: Gizmag

 

Comments

comments