Cảm biến sinh học đeo được làm từ Graphene và cao su
Các nhà khoa học ở Ireland và Anh đã kết hợp vật liệu graphene với cao su để tạo ra các cảm biến đeo trên cơ thể có thể dùng …
Mỗi năm ngành công nghiệp cao su trên thế giới tiêu thụ khoảng 2 đến 2,5 triệu tấn chất độn chức năng, trong đó có khoảng 600 đến 700 nghìn tấn là các khoáng công nghiệp (chủ yếu là muội than đen).
Người ta trộn cao su nguyên liệu (chất đàn hồi-elastome, polyme vô định hình) với các thành phần khác để tạo thành một tổ hợp (compound), sau đó đem lưu hóa để tạo thành cao su.Vì có tính đàn hồi nên sản phẩm cao su có thể giãn dài gấp vài lần so với độ dài gốc và có thể trở lại với dạng gốc mà không bị biến dạng. Ngoài ra, cao su còn làm triệt tiêu năng lượng do tính nhớt đàn hồi và rất bền dưới tác động của lực động hoặc tĩnh.
Graphene là một chất dẫn điện trong suốt và có một số tính chất cơ và điện nổi bật. Về cơ bản, nó cứng hơn thép, rất dễ kéo căng. Độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt rất cao và nó có thể dùng làm một chất dẫn dẻo; nó hoàn toàn có thể thay thế thép trong các vật liệu compozit.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc…đã và đang đầu tư rất mạnh vào nghiên cứu cũng như thương mại hóa các sản phẩm từ graphene. Thậm chí trên thị trường thế giới bắt đầu xuất hiện những sản phẩm thương mại cao su chứa nano graphene như lốp xe, cao su kỹ thuật…